Sự phát triển nhanh chóng của Internet thì sự phát triển phần mềm là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Việc phát triển phần mềm là một quá trình phức tạp bao gồm rất nhiều công đoạn phát triển. DiziBrand xin chia sẻ một trong số khái niệm cơ bản về kỹ thuật phần mềm (Software Engineer – SE).
Software Engineer là gì?
Software Engineer (SE) được sử dụng thường xuyên cho những hệ thống phần mềm lớn và có độ phức tạp hơn là những ứng dụng hay chương trình đơn lẻ. Một kỹ sư phần mềm sẽ chịu trách nhiệm thiết kế những hệ thống, những lập trình viên sẽ chịu trách nhiệm mã hóa việc thực hiện. Kỹ sư phần mềm không phải là một lập trình viên chỉ đơn thuần làm công việc viết Code mà các Software Engineer làm nhiều việc hơn để phát triển phần mềm như :
Đây là một nhánh của môn Khoa Học Máy Tính bao gồm việc xây dựng và phát triển các phần mềm hệ thống máy tính, phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống máy tính bao gồm những chương trình tiện ích máy tính, hệ thông hoạt động. Phần mềm ứng dụng bao gồm những chương trình tập trung vào người sử dụng như trình duyệt Web, chương trình cơ sở dữ liệu,…
- Nhận định những sản phẩm phần mềm, phân tích nhu cầu hay mong muốn của khách hàng đối với những sản phẩm từ đó để phát triển hay cải tạo, nâng cấp những hệ thống, phần mềm phù hợp với những nhu cầu của khách hàng.
- Phát triển và chọn lọc những mẫu, mô phỏng để phát triển thêm các yêu cầu.
- Thiết kê, cài đặt cấu hình, lập trình chế tạo hợp nhất dữ liệu.
- Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng cho người dùng hay đối tác.
- Tập hợp các phản hổi của những Tester để sửa lỗi phần mềm nếu có.
Ngày nay có rất nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật phần mềm nhờ sự phát triển của công nghệ di động đặc biệt là thời đại 4.0 cho nên nhu cầu về kỹ sư phần mềm có kỹ năng và trình độ luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu
Software Engineer, họ là ai?
Họ là những chuyên gia khoa học máy tính sử dụng kiến thức về kỹ thuật và thuật ngữ hay ngôn ngữ lập trình để xây dụng các sản phẩm phần mềm, hệ thống điều khiển mạng máy tính.
Software Engineer, họ có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm và các hệ điều hành máy tính, áp dụng những quy tắc kỹ thuật để hình thành một phần mềm. Áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật vào các gian đoạn phát triển , từ phân tích yêu cầu đến quy trình tạo ra phần mềm, họ có thể tạo ra các hệ thống thoe ý của từng khách hàng.
Kiến thức nền tảng Software Engineer
- Programming Languages.
- Software Requirements.
- Software Design.
- Software Constructions.
Cơ hội nào dành cho ngành Software Engineer?
Hiện nay trong thời đại 4.0 thì cơ hội phát triển của Software Engineer đang có rất nhiều. Những sản phẩm này luôn mới và có nhiều ảnh hướng tích cực đến cuộc sống.
- Mức thu nhập : Đây là một trong những ngành đang rất “Hot”, nguồn nhân lực giỏi thì còn rất hạn chế. Chính vì lẽ đó, mức lương quy định cho vị trí này khá cao nhằm mục đích giữ chân và chiêu mộ những nhân tài.
- Công việc ổn định : Trong ngành công nghệ chỉ cần bạn đam mê, chăm chỉ và luôn luôn học giỏi để phát triển bản thân.
- Khởi nghiệp : Các kỹ sư phần mềm đang chiếm ưu thế, đặc biệt trong thời đại 4.0 là giai đoạn kinh tế phát triển theo hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa như hiện tại.
Phân loại Software Engineer
Ngành kỹ sư phần mềm được chia thành 2 hướng :
Kỹ Sư Ứng Dụng
Những kỹ sư ứng dụng tạo hay điều chỉnh những ứng dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc phân tích nhu cầu của người sử dụng cuối. Họ thiết kế, xây dụng, cài đặt và duy trình những ứng dụng, chương trình.
Kỹ Sư Hệ Thống
Những kỹ sư hệ thống điều phối việc tạo ra, bảo trì và phát triển hệ thống máy tính cho các doanh nghiệp, tổ chức, trường học. Điều phối, phân tích những yêu cầu của từng bộ phận, đề xuất hướng kỹ thuật và thiết lập bất kỳ liên kết.
Làm sao để trở thành Software Engineer?
Với một mức lương khá cao và cơ hội làm việc cực kỳ rộng mở và khả năng xây dựng những thứ có thể thay đổi được thế giới. Ngày càng nhiều người chọn theo đuổi Software Engineer một cách nghiêm túc và lâu dài. Tuy nhiên để có được sự thành công trong sự nghiệp các kỹ sư phần mềm cần mang trong mình những phẩm chất và đặc điểm cụ thể khiến họ trở nên nối bật hơn.
Học cách làm việc nhóm và phối hợp với những người khác.
Các Software Engineer phải biết cách làm việc tốt với người khác sẽ có khả năng thành công hơn trong sự nghiệp cao hơn nhiều với những người tự viết code.
Buông bỏ bản ngã
Đôi khi trong công việc, bạn nên buông bỏ “cái tôi” của mình và giữ được thái độ khiêm tốn có thể rấy khó khăn. Mặc dù bạn tự tin về kiến thức chuyên môn và kỹ năng của bạn cao đến như thế nào, Software Engineer vẫn không thể tránh mắc lỗi. Bạn nên chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng của những đồng nghiệp và nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình để phát triển hơn.
Tò mò, tinh thần học hỏi và luôn cầu thị
Một Software Engineer luôn cải tiến và tìm tòi những cách làm mới và tốt hơn. Bằng cách cởi mở với những điều mới, các ý tưởng và cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề.
Phát triển kỹ năng mềm
Bạn nên trao dồi thêm các kỹ năng như khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề, quản lý bản thân, chú ý đến từng chi tiết, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, đạo đức làm việc, đồng cảm,… Các kỹ năng này giúp nhiều kỹ sư cải thiện những thiếu sót trong công việc.
Nhìn bức tranh toàn cảnh
Cân bằng các bước nhỏ hàng ngày để đạt mục tiêu những không đánh mất tầm nhìn dài hạn chính là chìa khóa để trở thành một kỹ sư phần mềm thành công.
Thông qua bài viết này, để trở thành một Software Engineer chuyên nghiệp thì những kỹ sư luôn luôn học hỏi hơn, tìm tòi thêm để biết được cách tốt nhất hoàn thành công việc.
Những câu hỏi thường gặp
Sự khác nhau của Software Engineering và Computer Science?
1. Computer Science (Khoa học máy tính) : Liên quan nhiều về nguyên lý và lý thuyết của máy tính.
2. Software Engineering (Kỹ thuật phần mềm) : Liên quan về tính thực tiẽn của việc phát triển, cung cấp phần mềm hữu ích.
Kiến thức về Computer Science là cần thiết nhưng không đủ để đáp ứng trong việc sản xuất phần mềm hoàn chỉnh
Software Engineering không hề dễ dàng
Theo như báo cáo của Standish Group CHAOS Report năm 2003, 51% dự án bị trễ hạn, thậm chị 15% dự án phải ngưng phát triển. Những điều đó đang nói lên tầm quan trọng trong việc nắm vững và thực hành Software Engineering