Phát thanh viên trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Ví dụ về nơi làm việc

Phát thanh viên trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác là gì?

Phát thanh viên trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác là người đọc bản tin, phỏng vấn, hướng dẫn và thực hiện các thông báo khác hoặc thực hiện các chỉ dẫn trên đài phát thanh, truyền hình, trong rạp chiếu phim và các cơ sở khác.

Nghề phát thanh viên

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

• Đọc bản tin và các thông báo khác trên đài phát thanh, đài truyền hình.
• Giới thiệu diễn viên, nghệ sĩ biểu diễn, người được phỏng vấn và thực hiện các thông báo liên quan trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trong nhà hát và các cơ sở khác.
• Phỏng vấn người ở những nơicông cộng cho các chương trình trên đài phát thanh và truyền hình.

Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ.

Năng lực bổ sung: Năng lực làm việc với con người.

Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương.

Con đường học tập:

Đối với Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

• Theo học TC chuyên ngành Báo chí, Phóng viên, biên tập.
• Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH.

Đối với Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Lựa chọn 1:

• Theo học CĐ chuyên ngành Báo chí, Phóng viên, biên tập.
• Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH.

Lựa chọn 2:

• Theo học ĐH chuyên ngành Báo chí.
• Có thể học tiếp lên sau ĐH.

Lĩnh vực chuyên sâu:

• Phát thanh viên thời sự.
• Phát thanh viên thể thao.
• Phát thanh viên thời tiết.

Ví dụ về nơi làm việc:

• Các đài phát thanh và các đài truyền hình.
• Các doanh nghiệp tổ chức sự kiện.
• Các nhà hát và đơn vị cung cấp địa điểm tổ chức các buổi biểu diễn cho công
chúng.

Ví dụ các trường có đào tạo trong nước:

• TC Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Dương.
• CĐ Phát thanh Truyền Hình 1.
• HV Báo chí Tuyên truyền.
• CĐ Phát thanh Truyền Hình 2.