Kĩ thuật viên phát thanh, truyền hình và nghe – nhìn là gì? Ví dụ về trường có đào tạo

Kĩ thuật viên phát thanh, truyền hình và nghe – nhìn là gì?

Kĩ thuật viên phát thanh, truyền hình và nghe – nhìn quản lí các chức năng kĩ thuật của thiết bị để ghi lại và biên tập các hình ảnh và âm thanh và để truyền thanh, truyền hình các hình ảnh và âm thanh cũng như các dạng tín hiệu viễn thông khác trên đất liền, trên biển và trên không.

Nghề phát thanh truyền hình nghe nhìn

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

• Quản lí thiết bị để ghi âm thanh.
• Quản lí các thiết bị để biên tập và trộn hình ảnh và âm thanh đã được ghi lại để đảm bảo chất lượng như ý muốn và để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh đặc biệt.
• Ứng dụng kiến thức trên nguyên lí và thực tế của việc ghi lại và biên tập âm thanh, hình ảnh để xác định và giải quyết các vấn đề.
• Kiểm soát việc truyền phát tín hiệu và các hệ thống phát thanh truyền hình và các hệ thống vệ tinh của các chương trình phát thanh, truyền hình.
• Quản lí các chương trình truyền thông, các dịch vụ vệ tinh, và các hệ thống đa thành phần trên đất liền, trên biển và trên không.
• Ứng dụng kiến thức trên nguyên lí và thực tế của việc phát thanh truyền hình, của các thiết bị đầu cuối viễn thông và các hệ thống truyền tin để xác định và giải quyết các vấn đề.
• Thực hiện những công việc sửa chữa các thiết bị khẩn cấp.

Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ.

Năng lực bổ sung: Năng lực phân tích – logic.

Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương.

Con đường học tập:

Đối với Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

• Theo học TC chuyên ngành Khai thác thiết bị âm thanh, Khai thác thiết bị truyền hình hoặc chuyên ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Thiết kế âm thanh ánh sáng, Thiết kế nghe nhìn.
• Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH

Đối với Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Lựa chọn 1:

• Theo học TC chuyên ngành Khai thác thiết bị âm thanh, Khai thác thiết bị truyền hình hoặc chuyên ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Thiết kế âm thanh ánh sáng, Thiết kế nghe nhìn.
• Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH.

Lựa chọn 2:

• Theo học CĐ chuyên ngành Khai thác thiết bị âm thanh, Khai thác thiết bị
truyền hình, hoặc chuyên ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Thiết kế âm thanh ánh sáng, Thiết kế nghe nhìn.
• Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH.

Lựa chọn 3:

• Theo học ĐH chuyên ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Thiết kế âm thanh, ánh sáng.
• Có thể học tiếplên sau ĐH.

Lĩnh vực chuyên sâu:

• Biên tập âm thanh.
• Biên tập các tài liệu nghe nhìn.
• Biên tập phim.
• Sản xuất phim.
• Trợ lí sản xuất.
• Nhà điều hành đài phát thanh.
• Nhà điều hành truyền hình.
• Kĩ thuật sản xuất chương trình truyền hình.

Ví dụ về nơi làm việc:

• Các công ty phát thanh.
• Các công ty truyền hình.
• Các công ty điện ảnh.
• Dịch vụ phát thanh truyền hình công cộng.

Ví dụ các trường có đào tạo trong nước:

• CĐ Truyền hình Hà Nội (Hệ TC).
• CĐ Văn hóa nghệ thuật Quân đội TP. HCM.
• CĐ Công nghiệp Thanh Hóa.