Với những bạn đang theo học ngành quản trị mạng hay công nghệ thông tin, ắt hẳn không thể xem nhẹ về chứng chỉ CCNA rồi đúng không nào? Nhưng không phải trong số họ ai cũng hiểu rằng tại sao cần phải có CCNA cho ngành nghề công việc trong tương lai? Vậy còn chờ gì nữa hãy cùng DiziBrand tìm hiểu về CCNA sau bài viết này bạn nhé!
CCNA là gì?
CCNA (Cisco Certified Network Associate) là một bằng cấp quốc tế của hãng công nghệ nổi tiếng Cisco cấp. Chứng chỉ CCNA là chứng chỉ nghề nghiệp độc quyền của hãng Cisco phát hành nhằm công nhận học viên, kĩ sư đủ trình độ và năng lực về quản trị hệ thống mạng máy tính cơ bản. Từ đó các kĩ sư sẽ có cơ hội lớn hơn trong nghề nghiệp quản trị mạng đang trở nên rất “hấp dẫn” trên toàn thế giới.
CCNA là cấp độ thứ 2 trong thang cấp độ công nhận về sự chuyên sâu về kiến thức mạng và công nghệ của hãng Cisco cụ thể như sau : CCENT > CCNA > CCNP > CCIE.
Giá bán | Miễn phí |
Chủ đề | Đa phương tiện |
Bảo mật | ★★★★ ☆ |
Quyền riêng tư | ★★★★ ☆ |
Phổ biến | ★★★★ ★ |
Hệ điều hành | iOS, Android, Windows |
- CCNA là gì?
- Tìm hiểu về chương trình đào tạo cụ thể của chứng chỉ CCNA là gì?
- Lựa chọn CCNA để định hướng cho con đường phát trển tương lai
- Cùng điểm danh những vị trí, công ty tuyển dụng ưu tiên chứng chỉ CCNA là gì?
- Hiện tại chứng chỉ CCNA có thay đổi gì không?
- Tại sao nhà tuyển dụng ưu tiên có ứng viên có chứng chỉ CCNA?
- Những câu hỏi thường gặp
Nội dung của các kỳ thi chứng chỉ Cisco là độc quyền. Cisco và các đối tác của họ sẽ cung cấp nhiều phương pháp đào tạo khác nhau như Offline, Online, bao gồm cả sách do Cisco Press xuất bản và các khóa học trực tiếp.
Các kỳ thi chứng chỉ của Cisco đã được thay đổi khá nhiều lần. Trong năm 2013, Cisco đã công bố một bản cập nhật cho các chương trình chứng nhận của mình nhằm cải thiện và tăng sự phù hợp nội dung kiến thức trong đào tạo và nhu cầu phát triển của ngành kĩ thuật mạng.
Hiện nay có khá nhiều loại chứng chỉ của Cisco Certified Network Associate khác nhau với CCNA Routing and Switching để tập trung CCNA căn bản, các loại CCNA khác tập trung vào: bảo mật, đám mây, hoạt động an ninh, thiết kế, công nghệ trung tâm dữ liệu, các nhà máy công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ và không dây.
Tìm hiểu về chương trình đào tạo cụ thể của chứng chỉ CCNA là gì?
Đối với chương trình học CCNA khi tham gia bạn sẽ được bổ sung vào lượng kiến thức của bản thân những chuyên ngành thông tin quản lý mạng một cách đầy đủ và chính xác. Những chuyên ngành cụ thể phải kể đến như:
- Network Fundamental (OSI, Cabling, Subnet, Network Basics, TCP/IP…).
- Switching (Etherchannel, Ethernet LAN, VLAN, Switch, Trunking, HA Layer 2, STP,…).
- Routing (OSPF, EIGRP, HA Layer 3, Router, Static Routing, RIP,…).
- IP Services ( ICMP, Traceroute, CDP, ACL, ARP, DHCP, Telnet, SSH,…).
- WAN (Frame-Relay, VPN, Leased Line (HDLC, PPP), PPPoE,…).
- IPv6
Lựa chọn CCNA để định hướng cho con đường phát trển tương lai
- Hiện tại thị phần thiết bị mạng thì Cisco đang đứng hàng đầu và CCNA là một chứng chỉ quốc tế của Cisco. Nó là những kiến thức nền tảng về mạng, giúp bạn có thể tự phát triển, tiếp cận với các công nghệ, kiến thức của các nhà phát triển khác một cách nhanh chóng.
- Trong mắt nhà tuyển dụng thì khi bạn có chứng chỉ CCNA cũng đồng nghĩa bạn đã có kiến thức Network, đã có kinh nghiệm làm việc trên các thiết bị thực tế vì trong quá trình học CCNA, bạn đã có cơ hội thực hành trên các thiết bị thực tế của Cisco.
- Để thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco hoặc hệ thống mạng (Dự án vừa và nhỏ) thì kiến thức CCNA là không thể thiếu. Còn nếu là các dự án lớn hơn thì bạn cần phải có thêm CCNP hoặc thậm chí là CCIE chứng chỉ cao cấp nhất của Cisco.
Cùng điểm danh những vị trí, công ty tuyển dụng ưu tiên chứng chỉ CCNA là gì?
Tại Việt Nam những nhân viên thiết kế, thi công hay làm công việc quản trị hệ thống mạng về những sản phẩm của Cisco System đều cần phải có chứng chỉ CCNA.
Một số nhà cung cấp mạng hay dịch vụ Internet hầu hết đều sử dụng các sản phẩm của Cisco System như VNPT, FPT, Viettel,… hoặc những tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước đều có thể sử dụng hệ thống, thiết bị của Cisco. Điều đó cho thấy rõ ràng nếu bạn muốn làm việc tại những doanh nghiệp cung cấp mạng lớn, hàng đầu của cả nước thì bạn cũng cần phải có chứng chỉ CCNA.
Một điều đáng chú ý rằng Cisco chiếm đến hơn 50% công nghệ và thiết bị hạ tầng của mạng Internet, nên chính vì lẽ đó nếu sở hữu chứng chỉ CCNA bạn đã được ưu tiên hơn những đối thủ khác.
Hơn vậy bạn còn có thể làm việc tại những doanh nghiệp quốc tế bởi chứng chỉ này được thịnh hành trên 150 quốc gia toàn thế giới. Tại những doanh nghiệp đó họ luôn cần những nhân lực về chuyên viên, chuyên gia về quản trị mạng nên có thể đây là những cơ hội tuyệt vời của bạn.
Hiện tại chứng chỉ CCNA có thay đổi gì không?
Hiện tại, chứng chỉ CCNA đã được cập nhật mới với tên gọi là CCNA Routing & Switching hay CCNAX v2.0 (mã môn 200-120) với nội dung được thêm mới khoảng 40% và giảm trừ một số nội dung đã không còn phù hợp với công nghệ hiện nay. Kiến thức mới này được tăng cường thêm vào các khóa học với bài tập thực hành và các nội dung được thiết kế bởi các chuyên gia có kinh nghiệm mạng thực tế.
Tại sao nhà tuyển dụng ưu tiên có ứng viên có chứng chỉ CCNA?
- Chứng chỉ CCNA là xác thực khả năng: cài đặt, vận hành, bảo trì cơ sở hạ ầng mạng ở qui mô vừa và nhỏ trên thiết bị của Cisco.
- Nếu bạn đã từng học CCNA thì sau này nếu bạn muốn làm việc trên các thiết bị của các hãng khác thì việc tiếp cận cũng dễ dàng hơn, vì đây là những kiến thức nền móng dành cho bạn. Đặc biệt CCNA cũng là một trong những chứng chỉ nghề nghiệp tốt nhất trên thế giới hiện nay chứ không chỉ riêng tại Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của DiziBrand, hy vọng những thông tin giải đáp CCNA là gì? Những ý nghĩa của CCNA sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích.
Những câu hỏi thường gặp
Vậy tại sao chứng chỉ CCNA quan trọng như vậy?
Thống kê gần đây, hiện Cisco chiếm hơn 54% thị phần về công nghệ và thiết bị của hạ tầng mạng Internet, điều đó cho thấy không ai hiểu mạng như Cisco. Hơn nữa việc nghiên cứu và học công nghệ mạng của Cisco có nghĩa bạn đã nắm được công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay.
Vậy học CCNA sau ra làm gì?
1. Có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện.
2. Có khả năng thiếp lập và cấu hình các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (Router) và chuyển mạch (Switch) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN).
3. Có khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính.
4. Nắm vững cơ sở và nền tảng lý thuyết của hệ thống mạng, giúp bạn tiếp tục theo học các khóa học cao hơn như CCNP, CCIE.
5. Nắm vững lý thuyết, các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF để có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.
Học CCNA có cần thiết không?
Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco hoặc hệ thống mạng đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco – hiện ở Việt Nam chỉ có khoảng 100 người sở hữu chứng chỉ này “Quốc tế“).
CCNA là gì? Tìm hiểu về chương trình đào tạo cụ thể của chứng chỉ CCNA là gì? - DiziBrand
CCNA (Cisco Certified Network Associate) là một bằng cấp quốc tế của hãng công nghệ nổi tiếng Cisco cấp. Chứng chỉ CCNA là chứng chỉ nghề nghiệp độc quyền của hãng Cisco phát hành nhằm công nhận học viên, kĩ sư đủ trình độ và năng lực về quản trị hệ thống mạng máy tính cơ bản. Từ đó các kĩ sư sẽ có cơ hội lớn hơn trong nghề nghiệp quản trị mạng đang trở nên rất "hấp dẫn" trên toàn thế giới.
Price Currency: VND
Operating System: Windows 10
Application Category: Multimedia
4.7