Biên dịch và phiên dịch là gì?
Biên dịch và phiên dịch nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển và cấu trúc của các ngôn ngữ, dịch viết và dịch nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
• Nghiên cứu mối quan hệ giữa các ngôn ngữ gốc cổ đại và các nhóm ngôn ngữ hiện đại, tìm hiểu nguồn gốc và sự tiến hóa của từ, ngữ pháp và hình thái ngôn ngữ
• Tư vấn hoặc biên soạn các hệ thống phân loại ngôn ngữ, ngữ pháp, từ điển và các tài liệu tương tự.
• Dịch viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đảm bảo diễn đạt chính xác ý
nghĩa của bản gốc hay của các tài liệu pháp lí, kĩ thuật và khoa học.
• Diễn đạt hoặc chuyển tải một cách chính xác hết mức có thể từ ngữ, cú pháp, tinh thần và văn phong của bản gốc.
• Dịch nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác tại các hội nghị, cuộc họp và các hoạt động tương tự, đảm bảo diễn đạt ý nghĩa chính xác và truyền tải được hết mức có thể tinh thần của lời nói gốc.
Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ.
Năng lực bổ sung: Năng lực làm việc với con người.
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Con đường học tập:
Đối với tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Lựa chọn 1:
• Theo học CĐ lĩnh vực chuyên sâu về Ngoại ngữ.
• Có thể học liên thông lên ĐH.
Lựa chọn 2:
• Theo học ĐH lĩnh vực chuyên sâu về Ngoại ngữ.
• Có thể học tiếp lên sau ĐH.
Đối với tốt nghiệp THCS hoặc THPT
• Du học tại các quốc gia trên thế giới, tốt nghiệp và được cấp bằng CĐ, ĐH chuyên ngành đào tạo tại nước sở tại.
• Học chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ biên – phiên dịch cơ bản hoặc nâng cao.
• Có thể học tiếp lên sau ĐH.
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Chuyên về một ngôn ngữ cụ thể (ví dụ: ngôn ngữ cổ, tiếng Anh, tiếng Nhật…)
• Chuyên về một lĩnh vực cụ thể (ví dụ: dịch về pháp luật, y tế, khoa học, công nghệ, văn học, thương mại, du lịch, hàng không…)
Ví dụ về nơi làm việc:
• Các doanh nghiệp có bộ phận dịch thuật.
• Các công ty tổ chức sự kiện.
• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Các doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với khách hàng nước ngoài.
• Vụ, phòng, bộ phận quan hệ quốc tế của các cơ quan Nhà nước.
• Các tổ chức quốc tế như các cơ quan Liên Hợp Quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ
chức tài trợ…
Ví dụ các trường có đào tạo trong nước:
Khoa ngoại ngữ của các trường ĐH, CĐ, TC, các trường ĐH ngoại ngữ, ĐH Sư phạm, CĐ Sư phạm trên toàn quốc như.
• ĐHQG Hà Nội – ĐH Ngoại ngữ.
• ĐH Hà Nội.
• ĐH Ngoại thương.
• CĐ Công thương Hà Nội.
• ĐHQG Tp HCM – ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn.
• ĐH Cần Thơ.
• CĐ Vạn Xuân.
• ĐH Huế – ĐH Ngoại ngữ.