AWS là gì? Những điểm mạnh của AWS là gì?

Nếu bạn chưa từng nghe đến AWS là gì thì chắc hẳn bạn sẽ hơi bị “thiệt thòi:” một chút. Vì trong nền tảng điện toán đám mây hiện nay, đa phần tất cả mọi người đều nghe và hiểu về khái niệm AWS là gì?. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết cũng không sao. Tất cả khái niệm liên quan đến AWS là gì cũng như những điểm mạnh của AWS so với các nền tảng khác sẽ được DiziBrand trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng DiziBrand tìm hiểu bạn nhé!

Vậy cụ thể thì AWS là gì? AWS là viết tắt chữ cái đầu của ba từ Amazon Web Services. Đây là con gà đẻ trứng vàng của gã “khổng lồ” trong ngành thương mại điện tử Amazon.

AWS là gì?

AWS là một nền tảng về điện toán đám mây (Cloud Computing) có thể nói là lớn nhất về mặt doanh số đến thời điểm hiện tại. AWS cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp về : Storage, Computing Power, Database, Network, Analytics, Developer tools, Sercurity, Virtualization,… và còn rất nhiều dịch vụ khác.

AWS, logo AWS
Giá bánMiễn phí
Chủ đềĐa phương tiện
Bảo mật★★★★ ☆
Quyền riêng tư★★★★ ☆
Phổ biến★★★★ ★
Hệ điều hànhiOS, Android, Windows

Amazon Web Services là nền tảng dịch vụ đám mây an toàn, mang đến khả năng tính toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phân phối nội dung và các chức năng khác nhằm giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển.

Để xây dụng được AWS trở thành một nền tảng điện toán đám mây lớn nhất như hiện nay thì các dịch vụ của Amazon đã trải dài trên toàn thế giới. Tổng cộng đến thời điểm hiện tại AWS đã có hơn 175 dịch vụ trên nền tảng của họ.

AWS là gì

Thị phần điện toán đám mây của Amazon

Năm 2018, thị trường dịch vụ điện toán đám mây phát triển mạnh khi các doanh nghiệp chi đến 70 tỷ USD cho các dịch vụ Cloud (đám mây).

Thị phần điện toán đám mây của Amazon
  • Amazon chiếm 35% thị phần
  • Microsoft chiếm 15% thị phần
  • Google chiếm 7% thị phần
  • IBM chiếm 7% thị phần
  • Alibaba chiếm 5% thị phần

Những điểm mạnh của AWS là gì?

Đứng sau AWS là Amazon

Khi bất kỳ ai đó hỏi bạn AWS là gì thì chắc hẳn bạn cũng phần nào đoán được nó có gì đó liên quan đến Amazon. Với thể mạnh về công nghệ của mình, Amazon đã không để cho những đứa con của mình bị thiệt thòi. Ngày nay, dịch vụ của AWS đã vươn rộng ra khắp nơi trên toàn thế giới.

AWS hỗ trợ nhiều với cộng đồng Open Source

Trong cộng đồng mã nguồn mở (Open Source) không ai là không biết đến AWS là gì. Họ đã quá quen thuộc với dịch vụ của nhà cung cấp này. Có thể đây là chiến lược tuyệt vời của Amazon khi hướng đến tiếp cận nhóm cộng đồng này. Bù lại, họ cũng đóng góp những nỗ lực không nhỏ vào sự thành công của AWS.

AWS hỗ trợ khá tốt cho Linux

Tương tự như mã nguồn mở, AWS cũng rất thân thiện với hệ điều hành Linux. Không phải lúc nào người ta cũng chỉ sử dụng Windows Server mà thôi. Hiểu được điều đó nên AWS đã trở thành độc tôn trong lĩnh vực này. Ngày nay, chắc có lẽ không ai dùng hệ điều hành Linux mà chưa từng nghe nói đến AWS là gì.

Như vậy, chúng ta có thể thấy nhờ ba yếu tố cơ bản trên và nhiều lý do khác nữa nên người dùng hiện nay biết đến AWS là gì. Mặc dù, nếu so về số lượng dịch vụ, AWS còn thua xa Microsoft Azure khá nhiều. Tuy nhiên, như bạn đã thấy, AWS đã lật ngược được thế trận.

Các dịch vụ cơ bản của AWS là gì?

Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp trên 175 dịch vụ đầy đủ các tính năng từ các trung tâm dữ liêu trên toàn thế giới. Hàng triệu khách hàng – bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ đều tin tưởng vào AWS để phát triển cơ sở hạ tầng, trở nên linh hoạt hơn và giảm chi phí.

Dưới đây là những dịch vụ chính mà Amazon Web Services cung cấp:

Các dịch vụ cơ bản của AWS là gì?
  • Compute : Tính toán
  • Storage : Lưu trữ
  • Networking & Content Delivery : Phân phối mạng và nội dung
  • Management Tools : Các công cụ quản lý
  • Developer Tools : Các công cụ phát triển
  • Analysis : Phân tích
  • Customer Engagement : Cam kết khách hàng
  • Applicatio Intergration : Tích hợp ứng dụng
  • Business Productivity : Năng suất nghiệp vụ
  • Công nghệ thực ảo (AR & VR)
  • Machine Leaarning : Học máy
  • Desktop & App Streaming : Ứng dụng máy tính và Streaming

Mỗi dịch vụ trên lại chia ra các dịch vụ nhỏ hơn, túy theo nhu cầu của doanh nghiệp ví dụ:

  • Dịch vụ máy chủ đám mây (Amazon EC2)
  • Dịch vụ lưu trữ gồm dịch vụ lưu trữ đơn giản (Amazon Simple Storage Service – S3), lưu trữ theo khối (Amazon Elastic Block Storage – EBS), lưu trữ theo file (Amazon Elastic File System – EFS).
  • Dịch vụ cân bằng tải (Amazon Elastic Load Balancing).
Dịch vụ máy chủ đám mây

Dịch vụ máy chủ đám mây (Amazon EC2)

EC2 là dịch vụ cung cấp các máy chủ ảo (Instance) giúp tính toán linh hoạt hiệu năng cao với việc ta có thể dễ dàng lựa chọn được tài nguyên như Memory, CPU, Storage,… Có lẽ đây là dịch vụ bạn tiếp xúc nhiều nhất trong quá trình làm việc tại công ty.

Một số khái niệm và đặc trưng của EC2

Scaling – Tính đàn hồi

  • Scaling Up/Down: Tăng giảm hiệu năng của Instance (CPU, Memory,..).
  • Scaling Out/In: Tăng giảm số lượng Instance.

Security – Tính bảo mật

  • Có thể Setup Private IP.
  • Có thể Setup các Security Group – Có chức năng cho phép các truy cập Inbound/Outbound.

Chi phí

  • On-Demand Instance: Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.
  • Reserved Instance: Gọi là trả trước 1 phần cho 1 Type Instance cố định, so với On-Demand Instance thì có thể chỉ bằng 75% chi phí.
  • Spot Instance: Có thể tham gia đấu giá và sử dụng các Instance dự bị của AWS với chi phí cực thấp (chi phí này mình có thể Setup được). Tuy nhiên các bạn cần chú ý rằng có Instance này có thể bị AWS thu hồi lại mà không báo trước

Elastic Load Balancing – Cân bằng tải

Với cân bằng tải Elastic Load Balancung (ELB) thì các request đến Instance sẽ được tự động phân phối 1 cách hợp lý.

Amazon Relational Database Service (Amazon RDS)

Với Amazon RDS, bạn có thể dễ dàng cài đặt vận hành, scaling cơ sở dữ liệu trên CLoud. Một số đặc điểm nổi bật.

  • Dùng RDS có thể giảm được thời gian vận hành. Ví dụ, có thể tiết kiệm được thời gian backup, patching, scaling, tạp sao lưu replication vì AWS đã xử lý giúp bạn 1 cách tự động.
  • RDS tối ưu Memory, Performance, I/O cho các Database Instance. Hiện tại có thể lựa chọn các Database như Amazon Aurora, PosgreSQL, MySQL, SQLServer trên RDS.

Networking – Amazon Virtual Private Cloud (VPC)

VPC là mạng riêng ảo do người dùng định nghĩa, ở trong mạng riêng ảo này chúng ta có thể dự do cài đặt và liên kết các resource AWS.

  • Có thể control toàn bộ hệ thống Network trong VPC. Chẳng hạn như dải IP, mạng con Subnet, Route Table, Gateway…
  • Ở tầng Security có thể cài đặt cho phép hoặc chặn các truy cập đến các Instance bằng ALCs hoặc Security Group.
  • Có thể liên kết giữa các VPC với nhau hoặc VPC với Data Center riêng.

Amazon Simple Storage Service (Amazon S3)

Amazon S3 là dịch vụ lưu trữ Cloud thông qua Internet. Với giao diện Web Service đơn giản, chúng ta có thể lưu trữ, truy xuất dữ liệu mọi nơi mà không cần quan tâm đến dung lượng lưu trữ.

Amazon cung cấp nhiều loại S3 khác nhau

  • Standard : Là loại lưu trữ mặc định của S3, thường dùng để lưu trữ dữ liệu mà thường xuyên truy xuất.
  • Standard-IA : Tần suất truy xuất dữ liệu thấp. Sẽ dùng để lưu trữ dữ liệu ít được truy xuất. Chi phí sử dụng sẽ thấp hơn Standard nhưng sẽ phát trinh chi phí khi truy xuất dữ liệu.
  • Clacier : Thường dùng để lưu trữ dữ liệu mà gần như không truy xuất Realtiem với chi phí rất thấp.

Các đặc trưng của AWS là gì ?

Nền tảng AWS đáp ứng hầu hết mọi như cầu sử dụng

Hơn 60 dịch vụ sẽ sẵn sàng chỉ sau một vài thao tác với AWS, từ việc lưu trữ dữ liệu đến các công cụ triển khai thư mục để phân phối nội dung,… Các dịch vụ mới được cung cấp nhanh chóng, không cần chi phí vốn trả trước, cho phép các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng trong khu vực nhà nước tiếp cận các khối hợp nhất cần thiết để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu kinh doanh thay đổi.

Các đặc trưng của AWS là gì ?

Sở hữu nhiều tính năng chuyên sâu

Tính bảo mật trong đám mây được công nhận là tốt hơn so với nền tảng máy chủ vật lý. Sự công nhận và chứng nhận bảo mật rộng rãi, mã hóa dữ liệu khi ngừng hoạt động lẫn khi chuyển tiếp, các mô đun bảo mật phần cứng và bảo mật vật lý mạnh mẽ đều góp phần tạo ra một cách quản lý cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp an toàn hơn.

Tầm nhìn sâu rộng về tuân thủ và quản lý

Kiểm soát, kiểm tra và quản lý định danh, cấu hình và cách sử dụng là mộ phần quan trọng trong cấu trúc hạ tầng CNTT ngày nay. Với Amazon Web Services, những tính năng này được tích hợp sẵn trong nền tảng giúp bạn đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ, quản lý và luật định của mình.

Tính năng tích hợp

Lựa chọn giữa đầu tư và cơ sở hạ tầng như hiện tại với chuyển sang đám mây không phải là một quyết định dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chưa rõ AWS có ứng dụng như thế nào, có đáp ứng được cho doanh nghiệp của mình. Các tính năng chuyên sâu, kết nối chuyên biệt, liên kết danh tính và các công cụ tích hợp cho phep doanh nghiệp chạy các ứng dụng “lai” trên các dịch vụ tại chỗ và đám mây, vô cùng hữu ích cho doanh nghiệp.

Mạng lưới AWS các khu vực và vị trí máy chủ trên toàn cầu

AWS lan truyền những dịch vụ của mình trên khắp thế giới và có hàng triệu khách hàng. Cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS đang mở rộng để khách hàng hoặc người dùng cuối cùng có khả năng nhận được kết quả với độ trễ thấp hơn và cũng để đảm bảo rằng dữ liệu của khách hàng vẫn còn trong không gian hoặc khu vực mong muốn mà họ chỉ định. Các khu vực AWS và các “Vùng sẵn có” có số lượng lớn trên toàn thế giới. Mỗi khu vực bao gồm nhiều địa điểm, được đặt tên là Vùng sẵn có. AWS có 42 Vùng sẵn có ở 16 vị trí địa lý trên toàn cầu.

Những lợi ích của phạm vi địa lý rộng lớn của AWS là gì?

Những lợi ích của phạm vi địa lý rộng lớn của AWS là gì?

Tăng tính khả dụng

Nhiều “Vùng sẵn có” và trung tâm dữ liệu được thiếp lập ở mỗi vị trí địa lý được kết nối với chất lượng cao, nhanh, riêng tư và được kết nối bằng cáp quang. Liên kết mạnh mẽ này cho phép các ứng dụng chạy trơn tru và mượt mà.

Dịch vụ tốt hơn

AWS cho phép bạn tăng khả năng dự phòng và khả năng xử lý dữ liệu khi có vấn đề xảy ra bằng cách sao chép dữ liệu giữ các vị trí địa lý cho phép tốc độ truy cập cao hơn và độ trễ thấp hơn.

Kiểm soát khu vực

Công ty nằm ở một vị trí địa lý cụ thể có quyền kiểm soát khu vực đó giúp công ty dễ dàng có được tài nguyên tốt hơn.

Hy vọng thông qua bài viết này, độc giả đã có cái nhìn tổng quan về dịch vụ AWS. Amazon Web Services (AWS) đem đến nhiều giải pháp không chỉ giúp cho doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu an toàn, tối ưu hóa năng suất làm việc mà còn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Những câu hỏi thường gặp

AWS có doanh số “khủng” nhất trong ngành?

Một thông tin thú vị nữa là trong quý gần nhất, AWS đã có mực doanh thu lên đến hơn 10 tỷ USD. Với mức doanh thu này đã mang về cho AWS thị phần lên đến 32,6% bỏ xa Microsoft Azure.

Bạn có thể làm quen với việc sử dụng Amazon EC2 bằng cách nào?

Để đăng ký Amazon EC2, nhấp vào nút “Đăng ký Dịch vụ web này” trên trang thông tin chi tiết về Amazon EC2. Bạn phải có một tài khoản Amazon Web Services để truy cập dịch vụ này. Nếu chưa có tài khoản, bạn sẽ được nhắc tạo một tài khoản khi bạn bắt đầu quá trình đăng ký Amazon EC2. Sau khi đăng ký, vui lòng tham khảo tài liệu về Amazon EC2, trong đó đã bao gồm “hướng dẫn bắt đầu”.

Các hệ thống sẽ chạy nhanh như thế nào?

Thường sẽ chỉ mất ít hơn 10 phút từ khi đưa ra lệnh gọi RunInstances đến lúc tất cả những phiên bản được yêu cầu bắt đầu trình tự khởi động. Thời gian này tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm: kích cỡ AMI của bạn, số lượng phiên bản đang khởi chạy và lần gần nhất bạn khởi chạy AMI đó là lúc nào. Hình ảnh khởi tạo lần đầu sẽ cần nhiều thời gian hơn một chút để khởi động.