Apache là gì? Các công việc của Apache là gì?

Apache là một thuật ngữ được nhiều người thắc mắc trong suốt khoảng thời gian bắt đầu tiếp xúc với ngành nghề lập trình viên. Hôm nay Dizibrand sẽ chia sẻ khái niệm, những ưu nhược điểm của Apache này nhé.

Apache là gì?

Apache là một phần mềm Web Server hoàn toàn miễn phí với mã nguồn mở. Phần mềm đang chiếm khoảng 46% thị phần Websites trên toàn thế giới, Apache có tên chính thức là Apache HTTP Server, được phát hành và phát triển bởi Công Ty Apache Software Foundation.

Apache giúp người phát triển Website dễ dàng đưa thông tin, nội dung lên Web của mình, vì lẽ đó nên có tên gọi là Web Server. Là một trong số những Web Server lâu đời và đáng tin cậy nhất theo cộng đồng Developer đáng giá. phiên bản đầu tiên đã được ra mắt với công chúng hơn 20 năm trước, năm 1995.

Máy chủ Web này còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nhân lực quản lý và chi phí ban đầu mà vẫn đảm bảo được sự hiệu quả cao trong quá trình vận hành Website. Đặc biệt là máy chủ Web này rất phù hợp cho các tổ chức kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa.

apache, logo apche
Giá bánMiễn phí
Chủ đềĐa phương tiện
Bảo mật★★★★ ☆
Quyền riêng tư★★★★ ☆
Phổ biến★★★★ ★
Hệ điều hànhiOS, Android, Windows

Web Server là gì?

Nhiệm vụ chính của Web Server là đưa Website của các lập trình viên lên môi trường Internet. Để làm được điều đó, Apache hoạt động như 1 người kết nối giữa Server và Client. Apache hỗ trợ đẩy nội dung từ Server về mỗi một truy vấn xuất phát từ Client để hiển thị ra kết quả tương ứng dưới hình thức là một trang Web.

Điều khó khăn nhất của một Web Server là kéo dữ liệu cho nhiều người dùng trong một khoảng thời gian, vì mỗi một người sử dụng cũng đang truy cập tới những trang Web khác nhau. Vì lẽ đó, Web Server xử lý những File này dưới dạng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Java,…

Các ngôn ngữ lập trình sẽ chuyển đổi thành File HTML và file trên trình duyệt cho người dùng Web thấy được.

Web Server là gì?

Các công việc của Apache là gì?

Gọi Apache là một Web Server nhưng điều đặc biệt là nó không phải là Server Vật Lý. Apache là một phần mềm được hoạt động trên Server.

Công việc chính của Apache :

  • Tạo ra những kết nối giữa Server với trình duyệt Web của người dùng (Firefox, Google Chrome, Cốc Cốc,…).
  • Hỗ trợ việc chuyển file 2 chiều từ Client – Server hay Server – Client.

Cách thức hoạt động của Apache :

Apache là một phần mềm hoạt động trên máy chủ (Server) để tiến hành tạo kết nối giữa Server và Client, sau đó Apache sẽ truyền và trao đổi tập tin cấu trúc hai chiều dưới dạng Client và Server. Từ đây bạn có thể hiểu, Apache là một phần mềm hoạt động đa nền tảng.

Cụ thể, khi người dùng kết nối vào các trang Web thì những trình duyệt Web sẽ tiến hành gửi những yêu cầu lên Web Server. Apache thực hiện việc phản hồi những thông tin bao gồm toàn bộ những tập tin tạo nên một trang Web (Nội dung, hình ảnh, âm thanh,…) mà người truy cập Web muốn thực hiện. Dựa trên giao thức HTTP, Server và Client được giao tiếp với nhau. Ngay lúc này, Apache đảm bảo tiến trình giao tiếp được diễn ra một cách mượt mà và bảo mật.

Nhờ có cách thức hoạt động này nên Apache đã trở thành nền tảng có tính tùy biến rất cao. Cung cấp cho người quản trị viên có quyền tắt hay tủy ý thêm, xóa, sửa các tính năng trên máy chủ. Apache còn có thêm Module bảo mật Caching, chứng thực mật khẩu,… Để người dùng Web được bảo vệ tối đa.

Apache và Những Web Server

Apache và Những Web Server

1. Apache và NGINX

NGINX là một phần mềm Web Server được phát hành vào những năm 2004. Hiện nay, NGINX đã rất phổ biến trong giới lập trình Web. NGINX được tạo ra giúp xử lý những về đề được gọi là “c10k problem” -10.000 connections. Nghĩa là Web Server sử dụng các threads để xử lý truy cập của Client không thực hiên được hơn 10.000 connections.

Với Apache được sử dụng cấu trúc dạng Thread giúp chủ sở hữu các Website nặng có lượng Traffic lớn sẽ không còn gặp vấn đề về hiệu suất của một trang Web. NGINX còn là một trong các Web Server có thể xử lý vấn đề “c10k” và phần mềm thành công nhất hiện nay.

Mặc khác, NGINX có cấu trúc xử lý theo dạng “Sự Kiện” (Event) không phải tạo Process mới cho mỗi lần được truy vấn. Thay vào đó sẽ xử lý truy vấn trong một Thread duy nhất. Master Process sẽ quản lý nhiều Worker Processes mà thực sự quản lý việc xử lý truy vấn. Quản lý sự kiện như vậy của NGINX phân tán được sự truy vấn một cách hiệu quả để có hiệu quả quản lý tốt nhất.

Đối với các Web về thương mại điện tử với lượng Traffic lớn mỗi ngày thì NGINX là một sự lựa chọn tối ưu nhất vì nó xử lý nhiều tiến trình với tài nguyên thấp nhất có thể. Không phải ngẫu nhiên các Web lớn như Netflix, Hulu Pinterest và còn rất nhiều trang Web thương mại điện tử đang sử dụng nó.

2. Apache và Tomcat

Apache và Tomcat

Apache Tomcat cũng được phát triển bởi Công Ty Apache Software Foundation. Đây cũng là một Server HTTP, tuy nhiên nó hỗ trợ rất tối ưu cho các ứng dụng Java thay vì các Website tĩnh. Tomcat chạy nhiều bản Java chuyên biệt như Java Serviet, JavaServer Pages (jSP), Java EL và WebSocket.

Tomcat dành riêng cho các ứng dụng Java App, mặc dù Apache là một Server HTTP. Người dùng có thể sử dụng Apache với nhiều ngôn ngữ lập trình khác như PHP, Python,… với sự hỗ trợ của các Module Apache phù hợp.

Bạn cũng có thể sử dụng Tomcat Server để phục vụ các trang Web Tĩnh nhưng thật sự không đạt độ hiệu quả khi sử dụng Apache HTTP Server. Cấu hình của Tomcat khó hơn các Web Server khác.

Apache có ưu điểm gì

Đây là sự lựa chọn ưu việc cho việc vận hành một Website ổn định và tùy chỉnh linh hoạt. Đây là một số ưu điểm của Apache Web Server

  • Đây là phần mềm miễn phí với mã nguồn mở.
  • Đáng tin cậy và có sự ổn định cao.
  • Cập nhật thường xuyên với nhiều bản vá lỗi bảo mật liên tục.
  • Xử lý linh hoạt vì có cấu trúc Module.
  • Cấu hình, tùy chỉnh dễ dàng và thân thiện với người bắt đầu.
  • Hỗ trợ trên nhiều nền tảng (hoạt động được trên Server Unix và Windows Server).
  • Hoạt động cực kỳ hiệu quả với WordPress.
  • Cộng đồng lớn và luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Apache có nhược điểm gì?

  • Luôn gặp vấn đề hiệu năng khi có lượng Traffic cực lớn.
  • Do có nhiều sự lựa chọn thiết lập nên gây ra các điểm yếu bảo mật.
  • Chiếm khá nhiều bộ nhớ khi xử lý dữ liệu.

Như vậy, hi vọng những chia sẻ cực kỳ hữu ích trên giúp bạn hiểu hơn về Apache. Dizibrand xin chúc bạn thành công trong việc tiếp cận về Apache.

Những Câu Hỏi Thường Gặp

Cổng mặc định cho HTTP và HTTPs ?

Với HTTP là 80, còn HTTPs là 443

Có bao nhiêu tệp nhật ký được tạo bởi Apache?

Có 2 loại tệp nhật ký phổ biến nhất:
1. access-log – Tất cả các chi tiết yêu cầu với mã trạng thái.
2. error.log – Nắm bắt tất cả các lỗi trong Apache hay kết nối với phụ trợ.